Ô nhiễm không khí, nguyên nhân và cách khắc phục
Ô nhiễm môi trường không khí đang trở thành vấn đề nghiêm trọng và khó khắc phục hiện nay. Các nước trong việc đó có Việt Nam luôn ưu tiên và quan tâm đến vấn đề trên. Hãy cùng tìm hiểu đâu là những nguyên nhân hậu quả dẫn đến tình trạng trên, để từ đó tìm ra những cách khắc phục hiệu quả nhất nhé.
Ô nhiễm không khí đang là vấn đề của toàn thế giới trong đó Việt Nam cũng là một trong số đó. Ô nhiễm không khí đang từng ngày từng giờ ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Vậy đâu là những nguyên nhân, thực trạng và biện pháp khắc phục của tình trạng ô nhiễm không khí hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Ô nhiễm không khí là gì?
“Ô nhiễm không khí trong tiếng Anh là Air pollution được hiểu về sự thay đổi thành phần có trong không khí, chủ yếu là do khói bụi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, làm tỏa mùi, và giảm tầm nhìn xa, gây nên những biến đổi khí hậu, và còn gây bệnh cho con người và gây hại cho sinh vật như động vật và thực vật, nó có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng. Hoạt động của con người và quá trình tự nhiên có thể gây ra ô nhiễm không khí”. Biểu hiện có nó là sự thay đổi mang tính bất thường khi trong không khí xuất hiện những mùi lạ như: mùi hôi, mùi hắc,mùi khai...hoặc là bụi bẩn xuất hiện trong không khí mờ mờ như sương làm không khí có màu xám, tầm nhìn bị hạn chế. Khi ô nhiễm môi trường xảy ra mọi người sẽ phải tiếp xúc với các hạt bụi mịn trong không khí. Những hạt bụi mịn này sẽ tác động đến tim mạch, gây nên nhiều bệnh nguy hiểm như đột quỵ, tim, hay căn bệnh ác tính ung thư phổi…

Ô nhiễm không khí hiện nay
Ô nhiễm không khí trong nhà và chất lượng không khí đô thị kém theo báo cáo của Viện Công nghiệp Blacksmith Institute năm 2008 liệt kê vào 2 vấn đề tồi tệ nhất thế giới. Ô nhiễm không khí đã khiến hơn 3 triệu người chết sớm mỗi năm, đe dọa cuộc sống của gần như toàn bộ cư dân thành phố lớn tại những nước đang phát triển. Theo Fox News 80% các thành phố trên thế giới hiện nay đều không đáp ứng được tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về chất lượng không khí chủ yếu ở các nước nghèo. WHO cho biết mức độ ô nhiễm không khí đô thị toàn cầu đã tăng 8% bất chấp những cải thiện ở một số vùng. Điều này dẫn đến nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư phổi cùng hàng loạt vấn đề về đường hô hấp. Để có thể do được hiện tượng ô nhiễm không khí hiện nay, thì mỗi quốc gia sẽ có thang đo AQI khác nhau
Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
Trên thế giới hiện nay ô nhiễm không khí, đang trở thành một vấn đề nóng mà không phải riêng một nước nào. Đây được coi là vấn đề của cả thế giới hiện nay. Nếu như trước đây ô nhiễm không khí chỉ diễn ra ở những quốc gia phát triển và đông dân cư như Trung Quốc, Ấn Độ..Nhưng những năm gần đây, ô nhiễm không khí lại liên tục xảy ra ra ở những quốc gia đang phát triển, hầu như các khu đô thị lớn đều diễn ra ô nhiễm môi trường. 97% thành phố ở các nước có thu nhập thấp và trung bình với hơn 100.000 dân không đáp ứng các tiêu chuẩn về không khí của WHO. Với các nước có thu nhập cao, tỷ lệ xuống 49%
Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam
Vào năm 2019, ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam hiện nay có chuyển biến rất xấu so với thời điểm cùng kỳ ở các năm trước. Đây thông tin được Tiến sĩ Kidong Park - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định.Ô nhiễm không khí tại Việt Nam có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Cụ thể trong năm 2018 có tới 60.000 ca tử vong đột quỵ, đau tim các bệnh về phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Việt Nam hiện đang đứng trong top 10 các quốc gia ô nhiễm không khí nhất Châu Á, chỉ số ô nhiễm không khí thường xuyên chạm mức nguy hại.
Ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.
Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Hà Nội

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội
Theo như những thống kê gần đây thì chỉ số ô nhiễm không khí Hà Nội theo cách tính củ AQI của Mỹ về ngưỡng màu tím. Các chỉ số AQI lần lượt là Quảng An (261), phố Hàng Bài (233), Nhổn (228), đường Phạm Văn Đồng (224)...
Điều này có thể cho thấy rằng Thủ đô Hà Nội đang có chất lượng không khí ở mức nguy hại. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội hiện nay là do: các nguồn thải nhân tạo trong hoạt động giao thông, dân sinh, xây dựng, công nghiệp..diễn ra thường xuyên nên mang tính liên tục. Trong đó hoạt động giao thông, xây dựng là những tác động tạo ra lượng bụi mọn lớn. Ngoài ra có có tình trạng người dân ở miền Bắc có thói quen đốt chế phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch, góp phần tăng lượng bụi mịn trong không khí. Hà Nội luôn là một cái tên luôn được lọt top các thủ đô ô nhiễm không khí nhất thế giới, giai đoạn này cực kỳ nguy hại cho sức khỏe con người.
Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Tp Hồ Chí Minh
Ở Tp. Hồ Chí Minh tình trạng ô nhiễm không khí khá hơn Hà Nội tuy nhiên, theo báo cáo Sở Tài Nguyên và Môi Trường tại Tp.HCM, chất lượng không khí ở Tp.HCM đang ở mức báo động, ô nhiễm giao thông đang chiếm khoảng 70% trên tổng lượng phát thải của cả thành phố, nồng độ khí thải ở đường giao thông, khu vực đông dân cư vượt ngưỡng cho phép. Có những thời điểm ô nhiễm không khí tại Tp. Hồ Chí Minh vượt ngưỡng so với Hà Nội lọt top 19 trong bảng ô nhiễm không khí trên thế giới
Theo những thống kê gần đây cũng chỉ rõ việc TP hiện có 9 triệu xe máy và 500 ngàn xe ô tô các loại con số này ngày gia tăng. Các phương tiện này đa số đều sử dụng dầu diesel, xăng có nguồn gốc hóa thạch đều thải ra môi trường một lượng lớn khí NO, CO2,SO2..

Tình trạng ô nhiễm không khí tại TP Hồ Chí Minh.
Ngoài ra những tỉnh khác như:Hải Phòng, Bắc Ninh, Bình Dương, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu..Đặc điểm chung của những tỉnh có mức độ ô nhiễm cao đều là nơi tập trung đông dân cư cũng như nhiều khu công nghiệp, xưởng sản xuất, khu khai thác đá, than, dầu mỏ..
Thực trạng ô nhiễm không khí trên toàn cầu
Không chỉ Việt Nam tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra trên toàn thế giới, đặc biệt là quốc gia, thành phố đông dân cư và đang phát triển như: Bắc Kinh (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Ấn Độ, Hàn Quốc..Trong đó Ấn Độ là nước có mức độ ô nhiễm không khí trên thế giới cao nhất.
Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu
Ô nhiễm không khí có rất nhiều nguyên nhân bắt nguồn từ nhiều khía cạnh khác nhau, có thể do ô nhiễm không khí tự nhiên hoặc nhân tạo. Theo ông Vũ Đăng Định - người phát ngôn cho UBND thành phố Hà Nội đã chỉ ra 12 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí phổ biến, bao gồm:
Ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông
Xe máy, ô tô là những phương tiện giao thông thải ra các khí gây ô nhiễm môi trường.Xe máy sẽ tạo ra lượng khí CO, VOC; khí NO2,SO2 do xe khách và xe tải xả ra, những chất trên gia tăng số lượng bụi. Ở các thành phố lớn lượng xe chiếm tương đối nhiều ảnh hưởng rất lớn đến mức độ lớn không khí tại đây. Vào giờ cao điểm thì tình trạng khói bụi, tắc nghẽn là điều thường thấy. Hiện nay tình trạng mật độ các phương tiện này ngày cao tăng, nhà nước đang có chính sách giảm tải như khuyến khích đi những phương tiện công cộng hoặc đi các phương tiện ít khí thải hơn như xe đạp.
Ô nhiễm do đun bếp than tổ ong, đốt củi
Than tổ ong khi đốt chúng sẽ sản sinh lượng khí SO2 lớn. Loại khí này còn độc hơn CO2, gây khó thở, nóng rát trong mũi và cổ họng… Đây là nguyên nhân dẫn đến các bệnh viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm mắt, viêm họng, viêm phế quản và đặc biệt là ung thư phổi. Ngoài ra, việc đốt bếp than tổ ong, đốt củi trong sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng không khí. Theo như thống kê ô nhiễm không khí từ hoạt động sưởi hay nấu ăn bếp than tổ ong, đốt củi gây ảnh hưởng sức khỏe lớn đối với 3 tỷ người.
Ô nhiễm do xây dựng, phá dỡ các công trình
Trong quá trình xây dựng, phá dỡ các công trình đã tạo ra một số lượng lớn bụi , bụi mịn và các loại bụi nhỏ. Hiện nay, các hoạt động xây dựng và thi công công trình lớn vẫn diễn ra khắp các địa phương cả nước tập trung là các đô thị lớn. Các tác động tiêu cực của nó gây ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân quanh khu vực.
Ô nhiễm do vận chuyển vật liệu
Ô nhiễm do vận chuyển vật liệu xảy ra khi trong quá trình vận chuyện mẩu vụn của vật liệu, điều này làm vương vãi ra đường tạo ra khói bụi gây ảnh hưởng xung quanh mất mỹ quan. Ngoài ra những vụn vật liệu đôi khi còn ảnh hưởng đến người tham gia giao thông. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến không khí.
Ô nhiễm do hệ thống thoát nước chưa được xử lý
Ô nhiễm không khí do hệ thống thoát nước chưa được xử lý an toàn, triệt để. Dẫn đến, nguồn nước bị tắc nghẽn hoặc bị tràn ra bên ngoài gây mùi hôi thối khó chịu ảnh hưởng đến xung quanh, ngoài ra các chất độc như: CH4, HS2...được thải ra môi trường
Ô nhiễm do các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm
Ô nhiễm môi trường trong ngành chăn nuôi đang ngày càng nghiêm trọng khi người dân đua nhau chăn nuôi gia súc vì lợi nhuận ngày càng cao. Nguồn chất thải xả trực tiếp ra môi trường tự nhiên quá nhiều dẫn đến ô nhiễm không khí. Theo nguồn thông tin từ Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) được biết các chất thải gia súc, gia cầm sản sinh ra 65% lượng N2O (Nitơ oxit). So với CO2 thì NO2 có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao cấp 296 lần và cũng là các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm môi trường không khí do đốt rơm rạ, rác
Sau mỗi vụ mùa, người nông dân miền Bắc lại có thói quen đốt rơm rạ. Chúng tạo ra các hạt bụt mịn, ngăn cản tầm nhìn, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và sức khỏe của con người. Đặc biệt khi nhìn lên bầu trời thời gian này, thường có những hạt bụi mịn nhìn giống sương sương mờ mờ. Nhiều người dân vẫn chưa ý thức được hành động này có thể gây ô nhiễm môi trường tiếp tục thực hiện đây là điều đáng quan ngại.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, quá trình đốt rơm rạ làm phát sinh ra các khí thải CO2, CO, NO2 vào môi trường. Không chỉ gây ô nhiễm tại khu vực đốt rơm rạ đó , mà các chất ô nhiễm còn theo gió phát tán ra vùng rộng lớn, làm gia tăng ô nhiễm không khí cho các vùng xung quanh. Hành động đốt rơm rạ này có có nguy cơ gây nên ô nhiễm môi trường đất, làm hại cho cây trồng
Ô nhiễm do vứt rác bừa bãi, thu gom rác thải chưa tốt
Thói quen vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định, rất nhiều hộ gia đình thường mang rác sinh vứt bừa bãi. Lâu dần nó trở thành những bãi rác tự phát. Những bãi rác tự phát này thường không có quy hoạch, quản lý nên gây ảnh hưởng rất lớn đến những hộ dân xung quanh.
Ô nhiễm không khí do ô nhiễm ao hồ lâu năm
Ô nhiễm không khí ở những nơi có các ao hồ lâu năm, bởi việc theo thời gian lượng bùn bẩn tích tụ ở đáy ao, hồ bốc mùi khó chịu. Nguyên nhân còn đến ở việc những hộ dân xung quanh thường xuyên xả thải trực tiếp ra hồ, nuôi cá, vứt rác thải trực tiếp xuống hồ...
Ô nhiễm do bùn thải bể tự hoại chưa được xử lý
Theo chu kỳ hút bể tự hoại khoảng 2- 3 năm thì bùn thải bể tự hoại sẽ đầy nếu không tiến hành nạo vét sẽ bốc mùi gây ô nhiễm bầu không khí. Có một thực trạng hiện nay là nhiều công ty môi trường không xử lý sau khi hút bể phốt mà lại thải ra môi trường, gây ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí từ các nhà máy
Các nhà máy sản xuất hóa chất, than, dầu khí, luyện đốt.. trong quá trình sản xuất sẽ thải ra môi trường một lượng lớn các khí thải độc hại. Nếu không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người dân xung quanh. Ở những thành phố lớn, việc không khí chứa nhiều bụi bẩn, mùi khói..luôn như màn sương trắng xóa diễn ra rất thường xuyên.
Ô nhiễm không khí do yếu tố tự nhiên
Bên cạnh, những nguyên nhân do con người thì còn những nguyên nhân đến từ thiên nhiên. Ô nhiễm không khí đến từ gió, núi lửa phun trào, cháy rừng tự nhiên, bão cát.. là những nguyên nhân.Ngoài ra, những yếu tố được liệt kê ở trên, thì ngoài ra còn những yếu tố khác cũng gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường là: hiệu ứng nhà kính, khói thuốc lá, các thiết bị điện tử..
Hậu quả của tình trạng ô nhiễm môi trường
Ảnh hưởng đến con người: không khí bị ô nhiễm gia tăng các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra còn có một số bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí như: chóng mặt, dị ứng, hen suyễn, tim mạch đe dọa sức khỏe của con người.
Theo ước tính vào năm 2018 có 9/10 người dân hít thở phải những chất ô nhiễm. Ô nhiễm không khí đã làm khoảng 7 triệu ca tử vong hàng năm trên thế giới.
Ảnh hưởng đến kinh tế xã hội: cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi việc gia tăng ô nhiễm không khí sẽ đồng nghĩa với gia tăng chi phí trợ cấp xã hội như: khám chữa bệnh..Ngoài ra nếu như một địa phương, một vùng hay một đất nước nào đó bị ô nhiễm sẽ làm giảm nghiêm trong các hoạt động kinh tế, du lịch..suy giảm kinh tế một cách rõ rệt. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của các cư dân, gây tâm lý hoang mang trong dân cư.
Ảnh hưởng đến hệ sinh thái: Các sinh vật sinh sống sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không khí ô nhiễm cũng đồng nghĩa với việc sự sống của sinh vật bị đe dọa: bị chết, héo khô, tuyệt chủng.. Nghiêm trọng hơn đe dọa tầng ozon, tạo ra các cơn mưa axit các thiên tai lũ lụt,,,
Các biện pháp khắc phục
Biện pháp kỹ thuật:
+ Tiến hành lắp đặt, sáng tạo ra những máy móc hiện đại ít gây ô nhiễm môi trường. Lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải đúng yêu cầu của nhà nước. Luôn ưu tiên hàng đầu các thiết bị giảm thiểu các khí thải
+ Tìm và sử dụng những loại năng lượng xanh thay thế cho các nguyên liệu gây ô nhiễm môi trường như than đá, dầu..Giảm thiểu tối đa khí thải.
Biện pháp quy hoạch:
+ Quy hoạch các khu công nghiệp khu chế xuất tách ra khỏi nơi dân cư sinh sống.
+ Khuyến khích, phát triển nhân rộng các dự án “Xanh” như đô thị xanh, chung cư xanh…
+ Khuyến khích người dân tham gia giao thông bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương tiện tham gia giao thông.
+ Tạo ra các diện tích cây xanh rộng ở thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực của thành phố.
+ Tổ chức các chương trình hướng đến môi trường xanh như: trồng cây gây rừng, tắt điện..
Cách làm sạch không khí trong phòng
Chúng ta có thể kiểm soát ô nhiễm không khí trong nhà bằng một số cách đơn giản như sau:
-Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, vệ sinh toilet
-Trồng các loại cây có khả năng hút khí, khử mùi tạo không khí trong lành
- Không hút thuốc trong phòng
- Lắp quạt thông gió xử lý ô nhiễm không khí do mùi
- Sử dụng hệ thống phun sương, cử số lá.
Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí bên ngoài
-Trồng nhiều cây xanh ở hai bên đường
- Nâng cấp đường xá, ưu tiên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng
- Sử dụng các phương tiện ít gây khí thải như xe đạp, đi bộ..
- Giảm ô nhiễm không khí bằng cách sử dụng nước để phun tưới cây, rửa đường.
Biện pháp bảo vệ môi trường không khí tại vùng nông thôn
Công tác tuyên truyền giáo dục là rất cần thiết để giảm thải ô nhiễm môi trường ở vùng nông thôn do có nhiều hạn chế:
Hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật.
Chăn nuôi khép kín, xử lý khí thải hiệu quả chống ô nhiễm môi trường.
Xây hầm tự hoại, làm hầm biogas
Sử dụng máy và App đo mức độ ô nhiễm không khí
Sử dụng các app đo mức độ ô nhiễm đang được nhiều người sử dụng do công dụng kiểm tra chất lượng không khí theo chỉ số AQI, đưa ra cảnh báo lời khuyên theo từng mốc, dự báo chất lượng không khí trong vòng 1 tuần….Các app chúng ta có thể sử dụng nhu AirVisual, Air Matters, Cosmos….
Hy vọng những thông tin có trong bài viết trên hữu ích với bạn!