Ô nhiễm môi trường nước, nguyên nhân và cách xử lý

Ô nhiễm môi trường nước là một chủ đề nóng không chỉ đối với Việt Nam, mà còn đối với cả Thế giới. Ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của con người vậy đâu là những nguyên nhân, hậu quả, các biện pháp khắc phục tình trạng này. Hãy đọc hết bài viết để có thể tìm hiểu một cách rõ nhất.

Người tạo: Admin

Nước chiếm khoảng 71% diện tích bề mặt Trái Đất trong đó chiếm khoảng 95.5%. Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm môi trường nước hiện nay đang trở thành một đề tài nóng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem ô nhiễm môi trường nước và cách khắc phục là gì? Đầu tiên ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, nước ngầm..bị các hoạt động môi trường tự nhiên và do con người làm nhiễm các chất độc hại như chất các trong thuốc bảo vệ thực vật, vật chất công nghiệp chưa được xử lý..tất cả có thể gây hại cho cong người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.

Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng không đáp ứng được cho mục đích sử dụng khác nhau, vượt qua tiêu chuẩn và có ảnh hưởng xấu đến đời sống, sức khỏe con người và sinh vật.

Ô nhiễm môi trường nước trong tiếng anh là gì?

Ô nhiễm môi trường nước có tên gọi trong tiếng Anh là Water pollution, dùng để hiện tượng nguồn nước bị nhiễm bẩn,thay đổi thành phần và chất lượng theo chiều hướng xấu, chất độc hại trong nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người và hệ sinh vật. Biểu hiện của tình trạng ô nhiễm môi trường nước thường thấy là nước có hiện tượng lạ (màu vang, màu đen, màu nâu đỏ..) mùi lạ ( mùi tanh hôi, hôi thối..) và xuất hiện váng, nổi bọt khí, có nhiều sinh vật bị chết.

>> Xem thêm: Ô nhiễm không khí, nguyên nhân và cách khắc phục

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay 

Theo thống kê của Bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên & Môi trường) thì hàng năm nước ta có khoảng 9.000 tử vong do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Và con số người bị mắc bệnh ung thư do sử dụng nguồn nước lên tới 20.000 người. Số lượng trẻ em bị nhiễm

giun và bị suy dinh dưỡng do việc sử dụng những nguồn nước ô nhiễm, và tình trạng thiếu nước sạch cũng ngày càng gia tăng.

Ô nhiễm ở khu công nghiệp cũng ngày càng gia tăng ở hầu khác các tỉnh trên cả nước hiện nay. Đồng bằng sông Cửu Long là một dấu hiệu điển hình khi theo thống kê mỗi năm hứng chịu đến 47 triệu lít nước thải thải từ các KCN. Ví dụ như KCN Trà Nóc đã khiến cho nguồn nước của Rạch Chôm trở nên bị ô nhiễm với dấu hiệu nước đen ngòm, mùi hôi nồng nặc. Được biết Rạch Chôm là nguồn nước được người dân xung quanh sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất hàng ngày.

Ở Miền Bắc, với mật độ dân cư đông đúc cùng với hệ thống nước thải từ các khu công nghiệp và làng nghề đã gây nên tình trạng ô nhiễm nước nghiêm trọng. Ví dụ như Sông Ngũ Huyện Khê (Bắc Ninh) cạnh làng nghề Phong Khê đang rơi vào tình cảnh dòng nước nhầy nhụa, lờ đờ bốc mùi nồng nặc với nhiều váng xám đục.

Con kênh bị ô nhiễm bởi rác thải.

Con kênh bị ô nhiễm bởi rác thải.

Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ ràng nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn sông, hồ, kênh, mương. Mặt khác, còn có rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải đã thải ra môi trường, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải và chất thải, một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… đây là những nguồn quan trọng gây ra tình trạng ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất báo động.

Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở nông thôn đặc biệt khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dânsố đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu còn nhiều hạn chế, phần lớn các chất thải của con người và gia súc xử lý chưa đúng đã được thải nền thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về khía cạnh hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bìnhbiến đổi từ 1.500-3.500 MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-12.500 MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu.

Các bờ sông, hồ ngập trong rác thải.

Các bờ sông, hồ ngập trong rác thải.

Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng quá mức các loại thuốc bảo vệ thực vật nên nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước cũng như sức khỏe nhân dân.

Việc nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân thủ theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Trong đó với việc sử dụng quá nhiều không đúng cách các loại hóa chất khi nuôi trồng thủy sản, lượng thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, góp phần làm phát triển một số sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc, xuất hiện thủy triều đỏ ở vùng ven biển.

>> Xem thêm: Cách xử lý nhanh chóng khi hầm cầu bị nghẹt

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước như hiện nay

Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước từ sản xuất nông nghiệp: Việt Nam là một nước nông nghiệp nên hoạt động sản xuất nông nghiệp của nước ta rất phát triển. Trong quá trình chăn nuôi lượng thức ăn thừa không quán xử lý, phân nước tiểu của vật nuôi được không được xử lý thường xả trực tiếp ra môi trường. Trong quá trình trồng trọt một số lượng lớn các hóa chất trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật...vượt quá tiêu chuẩn là một tác nhân gây ô nhiễm môi trường mặt nước và nước ngầm do hóa chất bị tồn dư. Một số bà con còn sử dụng những loại thuốc trừ sâu Monitor, Thiodol.. điều này không chỉ dẫn đến ô nhiễm nước mà còn vô cùng độc hại cho người sử dụng nếu không mang đồ bảo hộ lao động.

Sau khi sử dụng những vỏ thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật không được xử lý mà vứt bỏ bừa bãi ở các bờ ruộng, kênh rạch. Hiện nay công nghiệp đang rất phát triển, nhiều khu công nghiệp mọc lên đồng nghĩa với việc nước thải và rác thải được xả ra môi trường nước. Một số sông hồ, suối ở gần những khu công nghiệp luôn trong tình trạng ô nhiễm gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các sinh vật. Trong nước thải và các chất thải công nghiệp có rất nhiều các anion gây ô nhiễm môi trường nước là CL-,SO42, PO43,Na+,K+ và vô số các hợp chất kim loại mang độc tính cao như Hg, Pb,Cd,As.. chúng sẽ hòa tan trong nước, khiến nguồn nước bị thay đổi theo chiều hướng có hại.

Rác thải là nguyên nhân gây ô nhiễm

Rác thải là nguyên nhân gây ô nhiễm.

Rất nhiều những khu công nghiệp đang âm thầm xả một lượng lớn chất thải chưa xử lý ra môi trường. Bởi chi phí xử lý chất thải khá cao, nhiều công ty chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế và yếu kém trong nhận thức cũng như trách nhiệm.

Rác thải sinh hoạt từ những gia đình, khu dân cư, bệnh viện, trường học được xả thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài được phân loại hay xử lý. Trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị cũng chứa một lượng lớn các ion gây ô nhiễm môi trường như PO43, Na+, K+,Cl-,SO42- và các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (dầu mỡ, chất dinh dưỡng, chất rắn, protein,  cacbonhydrat). Định mức xả thải càng lớn thì sự ô nhiễm môi trường nước càng nghiêm trọng.

Một nguyên nhân khiến môi trường nước bị ô nhiễm là do chiến tranh. Trong chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ đã thả một lượng lớn chất dioxin xuống Việt Nam. Cụ thể, tại Sân bay Phù Cát, sân bay Đà Nẵng và sân bay Biên Hòa được đánh giá là 3 “điểm nóng” ô nhiễm chất da cam/dioxin rất nặng. Hàm lượng dioxin trong đất ở những nơi này cao hàng trăm, có nơi hàng ngàn lần ngưỡng cho phép. Bên cạnh đó việc chôn một số lượng lớn thuốc trừ sâu vào đất cũng ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước ngầm.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm môi trường nước đã để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Đối với con người: Ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nguồn nước ô nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da, dịch tả, thương hàn và bại liệt do các vi khuẩn trong nước thải gây ra. Nước bị nhiễm các kim loại nặng, các hóa chất độc hại còn là nguyên nhân của các chứng ngộ độc và những bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến gen, dị tật bẩm sinh. Ô nhiễm môi trường nước còn ảnh hưởng đến kinh tế của người dân.

Đối với sinh vật dưới nước: Lượng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các hóa chất tồn đọng xả ra ao hồ, sông suối, biển cả sẽ làm môi trường sống của các sinh vật dưới nước bị thay đổi theo hướng đi xấu. Hàng loạt tôm cá và những sinh vật dưới biển chậm phát triển là những hậu quả của ô nhiễm môi trường nước. Ô nhiễm nước vượt quá hạn cho phép dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt, làm tài nguyên biển hệ sinh thái dưới nước bị suy kiệt.

Đối với nước: Ô nhiễm môi trường nước làm biến đổi chất lượng nguồn nước bao gồm cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Nước rất quan trọng sẽ là thảm họa nếu không có nước.

Đối với con người Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, làm tăng các nguy cơ mắc cách bệnh như:

- Kim loại nặng trong quá trình tích lũy ở các ao hồ gần các khu công nghiệp sẽ làm chậm quá trình phát triển gây nên các bệnh bẩm sinh và tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

- Các loại chất thải trong công nghiệp sẽ gây hại cho thủy sản, nếu con người ăn vào sẽ gây ngộ độc, suy sinh sản…

- Nguồn nước bị ô nhiễm do chất thải gây bệnh cho các loại thủy sinh và sinh vật trên cạn khi uống nước. Việc này sẽ tăng nguy cơ lan truyền bệnh dịch tả, thương hàn gây tử vong ở trẻ sơ sinh.

Cá chết do nguồn nước bị ô nhiễm

Cá chết do nguồn nước bị ô nhiễm

Nền kinh tế

- Ô nhiễm môi trường gây tổn hại nền kinh tế, khi chi phí xử lý ô nhiễm môi trường khá cao.

- Việc ô nhiễm môi trường nước sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước trong sinh hoạt.

- Làm giảm sản lượng thủy sản trong nuôi trồng thủy sản của người dân.

 Những biện pháp khắc phụ ô nhiễm môi trường nước 

- Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, đưa bảo vệ môi trường nước vào giáo dục các cấp học. Tuyên dương những hành động ý thức bảo vệ môi trường, lên án mạnh mẽ những hành vi làm ô nhiễm môi trường.

- Thắt chặt quản lý, công tác kiểm tra giám sát các hoạt động xả thải của các khu công nghiệp, nhà máy..

- Các nhà máy, khu công nghiệp cần nghiêm túc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải, rác thải, tuân thủ pháp luật. Khuyến khích đầu tư những hệ thống xử lý rác thải đúng quy định. Không ngừng sáng tạo ra những cách bảo vệ môi trường.

- Đưa ra các chính sách khuyến khích hỗ trợ bà con thực hiện xây dựng các hệ thống chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường như: hầm tự hoại, hầm biogas...

- Sử dụng phương pháp sinh học trong diệt trừ sâu bỏ, bảo vệ thực vật. Cải tiến công tác sản xuất nông nghiệp tạo dinh dưỡng cho đất.

- Hướng dẫn ăn chính uống sôi, lắp đặt các thiết bị lọc nước tân tiến loại bỏ vi khuẩn,chất độc hại...

- Đối với những loại rác thải sinh hoạt từ gia đình và nơi công cộng cần đầu tư hệ thống thùng rác có nắp để chứa. Tiến hành thực hiện các bước phân loại rác. Xử lý nghiêm các hành vi vứt rác bừa bãi của các hộ dân. Bảo đảm vệ sinh nguồn nước..

- Đối với việc xử lý nước thải cần có hệ thống xử lý đầy đủ quy trình, không thải trực tiếp nước thải ra ngoài. Đối với các chất thải công nghiệp và y tế cần phải được kiểm soát và xử lý theo quy định môi trường nước trước khi xả ra ngoài. 

Bài viết trên đã giúp mọi người tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm môi trường nước và cách khắc phục. Hy vọng những thông tin trên công ty hút hầm cầu chia sẽ trở nên hữu ích với bạn.

Tags: ô nhiễm môi trường nước và hướng khắc phục, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường nước ở việt nam, ô nhiễm môi trường nước là gì, ô nhiễm môi trường nước và đất có nguy cơ gây ra các bệnh gì, ô nhiễm môi trường nước ở tphcm

Tin cùng chuyên mục

Bình luận